Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Tran Van Danh ( Ba Trần) thu trưởng Phòng tình Báo miền

H.63 là được ví như một "cỗ máy". "Máy trưởng" Tư Cang trở về từ miền Bắc, nhiệm vụ: khởi động và vận hành trơn tru "cỗ máy" này.


Đầu năm 1962, Trần Văn Quang từ miền Bắc trở về chiến khu R, lấy tên hoạt động là Tư Cang và nhận nhiệm vụ: Chỉ huy lưới tình báo A18 (tiền thân của lưới H.63 sau này). 
Những năm 60, tình hình miền Nam gặp nhiều khó khăn với những đợt vây ráp gắt gao của địch. Việc di chuyển cán bộ tình báo từ miền Bắc vào Nam hoạt động cũng gặp trở ngại. Đường bộ bị ngăn, đường biển càng nguy hiểm hơn. Trung ương Cục miền Nam có sáng kiến thành lập các cụm tình báo hoạt động xung quanh Sài Gòn. Cụm tình báo sẽ khắc phục được liên lạc đường dài giữa Cục tình báo và các điệp viên họat động trong lòng địch. Mỗi cụm phụ trách và phục vụ chỉ 1, 2 điệp viên. 

Đầu năm 1961, cụm tình báo quân sự A18 (tiền thân của cụm H.63) ra đời, đóng tại căn cứ Bời Lời (Tây Ninh). Tất cả để phục vụ điệp viên nổi tiếng Hai Trung. Đằng sau những tin tức, tài liệu chuyển về của Hai Trung, là cả hệ thống phục vụ, cả trong nội đô và ngoài căn cứ.

Thời kỳ đầu, H.63 là bộ phận địch tình của thành ủy Sài Gòn. Khi Hai Trung (Phạm Xuân Ẩn) từ Mỹ trở về, hoạt động giữa Sài Gòn với tư cách phóng viên báo nước ngòai, ông Mười Nho (Xuân Mạnh, Nguyễn Nho Quý - cán bộ Cục Tình báo) là người trực tiếp chỉ đạo.

Năm 1962, ông Mười Nho bị bệnh, không thể chỉ huy H.63. Cả mạng lưới với một điệp viên đã nằm sâu trong lòng địch như Hai Trung, cần một chỉ huy giỏi và mưu trí. Tư Cang là người được ông Ba Trần, Thủ trưởng Phòng tình báo miền lúc bấy giờ lựa chọn. Tháng 5/1962, Tư Cang chính thức được giao nhiệm vụ chỉ huy cụm H.63. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét