Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Tran Van Danh Ba tôi về xây dưng thủy điện Tri An


...........Nhà máy thuỷ điện Trị An ở thượng nguồn sông Đồng Nai Chiến khu Đ là tượng đài chiến thắng của cách mạng sau chiến tranh. Xin cho biết sơ qua về công trình xuyê.n thế kỷ này?


Ở các tỉnh thành phía nam, nhất là những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh thiếu điện nghiêm trọng vào những năm 80-81. Trong lúc đó Nhà máy Thuỷ điện Đa Nhim cạn nước, thiết bị hư hỏng; Nhà máy nhiệt điệt Thủ Đức không có đô la nhập dầu, thay thế thiết bị; dấn số tăng nhanh, nhiều xí nghiệp ngành nghề, vùng chuyên canh… ra đời sau giải phóng. Đó là lý do dẫn đến việc cắt điện mỗi tuần 4 đến 5 ngày, có khi 6 ngày.

Giáo sư tiến sĩ Trần Kim Thạch đã dự báo tình trạng này từ cuối năm 1975 và thấy cần phải xây dựng ngay nhà máy thuỷ điện Trị An. Ý kiến này được các đồng chí trong Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ. Đồng chí Võ Văn Kiệt lúc đó là Bí thư Thành uỷ ra Trung ương đấu tranh cho thuỷ điện Trị An được đưa vào kế hoạch công trình trọng điểm của Nhà nước. Nhưng kẹt vốn phải tập trung đầu tư cho thủy điện Sông Đà.
Nếu như đồng chí Võ Văn Kiệt là người khởi xướng, thì sau khi ông ra Trung ương, Thiếu tướng Trần Văn Danh (nguyên là chỉ huy tình báo B2, sau khi rời chức Tư lệnh thành phố sang làm Phó Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, được bổ nhiệm chức thứ trưởng Bộ Điện lực) là người trường kỳ huy động sức dân suốt 7-8 năm ròng. Lúc ấy, Liên Xô còn đầy khó khăn nhưng cũng đứng ra giúp ta xây dựng công trình thuỷ điện quan trọng này.
Từ đầu năm 1982, phong trào ủng hộ thuỷ điện Trị An dấy lên vô cùng rầm rộ trong mọi ngành mọi giới ở thành phố. Từ đó phong trào lan ra các tỉnh phía Nam. Kết quả đã huy động được 100 tỷ đồng, chiếm 1/5 tổng số tiền đầu tư của nhà nước cho Trị An, trong đó thành phố Hồ Chí Minh đóng góp hơn phân nửa. Bà con Việt kiều ủng hộ 100 ngàn đô la.

Nhà máy khởi công đổ khối bê tông đầu tiên ngày 23-9-1985. Hàng ngàn thanh niên thành phố lên công trường Trị An. 19 ngàn dân Đồng Nai ở Chiến khu Đ di dân khỏi lòng hồ, chịu biết bao thiệt thòi, hi sinh cho đại sự. Hàng triệu lượt người dân Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Quân khu 7… kéo lên làm trắng lòng hồ… Hồ Trị An dài 30km, rộng 10km, nơi sâu nhất 24m. Diện tích mặt hồ ở cốt 62 là 32.300ha với 78 đồi núi biến thành đảo nổi. Đáy hồ có 30.000 ha rừng. Đây là 1 trong 3 hạng mục chính của công trình thuỷ điện Trị An.

Các đơn vị thi công công trình gồm Liên hiệp các xí nghiệp Thuỷ lợi 4 thuộc Bộ Thuỷ lợi, Tổng công ty xây dựng, Xí nghiệp khai thác vât liệu, Công ty xây dựng và cung ứng vật tư vận tải, nhà máy sửa chữa xe máy Bình Triệu, Trường công nhân cơ giới… đã tạo nên hệ thống đập Trị An: Đập tràn có 8 khoang tràn, mỗi khoang rộng 15m, xả lũ với lưu lượng 19.000m3/giây với tổng khối lượng đào móng 1,5 triệu m3 đất đá và đổ 150.000m3 bê tông cốt thép. Đập chính ngăn sông dài 960m, cao 40m, khối lượng đào đắp 1,6 triệu m3… Toàn bộ công trình với khối lượng đào đắp 45 triệu m3 đất đá, đổ gần 40 vạn m3 bê tông, khoan phụt 63 ngàn m3 xi măng xử lý lòng hồ, lắp ráp 13 ngàn tấn thiết bị sắt thép; sử dụng hàng vạn tấn sắt thép, hàng chục vạn tấn cát sỏi, xây dựng hàng chục vạn m2 kho tàng, và cả một hệ thống cầu đường, bến cảng, điện nước, khai thác vật liệu…

10 giờ ngày 12-1-1987, hàng vạn người trên công trường chứng kiến giờ phút ngăn sông Đồng Nai. Hơn 300 ô tô, xe máng trút xuống dòng sông hàng ngàn mét khối đá hộc, bê tông. Dòng chảy vạn kiếp của sông Đồng Nai qua thác Trị An vĩnh viễn bị chặn lại.

Sau những tháng ngày lao động cật lực của cán bộ, công nhân và chuyên gia Liên Xô, ngày 31-1-1987, tổ máy số 1 khởi động và đến ngày 27-4, chính thức hoà vào lưới điện quốc gia, sau 100 ngày đêm gian khổ sửa chữa đường ống số 1 bị sự cố nứt rạn. Ngày 5-9-1989, tổ máy số 4 cũng là tổ máy cuối cùng của nhà máy Thuỷ điện Trị An vận hành đưa dòng điện vào cuộc hành trình của đất nước.

Sau 5 năm xây dựng, nhà máy Thuỷ điện Trị An một công trình thế kỷ ở Chiến khu Đ đã đi vào hoạt động với công suất 400Kw, điện lượng 1.760 Kwh là biểu tượng rực rỡ của ý chí Việt Nam, là bài ca bất hủ của tình hữu nghị Việt Nam-Liên Xô........

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét