Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

H67 cum Tinh Bao >. do ba tôi giao Nhiem Vu

Tháng 7/1967, Cụm trưởng Bảy Vĩnh nhận lệnh về “R” gấp trực tiếp nhận chỉ thị của cấp trên. Để đảm bảo yêu cầu tuyệt mật không thể truyền đạt qua điện đài, ông đi theo đường giao liên đặc biệt của J22. Khoảng gần một tuần sau đã trở về đơn vị. Ông triệu tập cuộc họp bao gồm cán bộ chủ chốt và cấp ủy Đảng, phổ biến tóm tắt tình hình chiến sự. Nội dung cuối, ông phân công Cụm phó Võ Trung Tuyến thay ông lãnh đạo đơn vị: củng cố hầm hào, công sự chiến đấu, để phòng âm mưu của địch. Ông nói, tình hình chiến trường sôi động lắm, sắp tới tôi phải xa các đồng chí một thời gian. Anh em ngỡ ngàng hỏi: “Anh lại về Đoàn?”. Ông khẽ cười: “Không! Sẽ vi hành một số nơi”. Anh em phán đoán, chắc anh lại đột nhập vô thành.

Đối với Cụm trưởng Bảy Vĩnh, từ khi căn cứ bám trụ còn ở “mật khu” Bời Lời, cũng như sau này chuyển về Châu Thành – Bến Tre, ông đã có nhiều chuyến công tác đột xuất vào vùng địch. Có lẽ chính vì thế mà ông ít xuất hiện công khai trước những cuộc họp “liên cơ” có nhiều người tham dự. Việc đó, kể cả chỉ đạo hàng ngày ở căn cứ, ông cũng giao cho Võ Trung Tuyến đảm nhiệm. Riêng việc phối hợp với địa phương làm công tác dân vận, địch vận, tuyên truyền… ông phó thác cho tôi. Để giải tỏa sự ngỡ ngàng của anh em, ông cho biết chuyến về Đoàn vừa rồi là để nhận chỉ thị trực tiếp của ông Ba Trần (tướng Trần Văn Danh), đột nhập vô thành để thực hiện một số yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách.
Cuộc tiếp kiến tướng Trần Văn Danh hôm trước, Cụm trưởng Lê Văn Vĩnh được giao nhiệm vụ: Trực tiếp điều nghiên một số mục tiêu tại thị xã Phước Long. Xác định bố phòng binh lực ở Tiểu khu Phước Long (mô hình tổ chức của ngụy quyền miền Nam thời đó, cấp tỉnh gọi là Tiểu khu, cấp huyện gọi là chi khu), Chi khu Phước Bình, Ty cảnh sát, các trận địa pháo, sơ đồ khu vực sân bay, người tháp tùng, trợ thủ, tạo bình phong cho chuyến đi của ông là một điệâp viên “thượng hạng” ở Sài Gòn. Có mật danh là “H3” , bí danh “Ba Nghĩa” (cũng có thời gian, trong một số báo cáo tôi thấy ghi là “H9”, bí danh “ Chín Nghĩa”). Mãi sau này tôi mới biết, “H3”, “Chín Nghĩa”, “Ba Nghĩa” là ông Nguyễn Văn Lễ (Ba Lễ). Đắc cử dân biểu hạ nghị viện Sài Gòn, khóa 1967–1972. Ở một vị trí có thế lực trong một ủy ban quan trọng thuộc Hạ viện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét