iệc trồng cây xanh trong thành phố được thực hiện từ nửa cuối thế kỷ 19, vào năm 1865 khi ông J. B. L Pierre lập vườn bách thảo Sài Gòn và điều hành việc trồng cây trên đường phố. Hệ thống công viên cây xanh kể từ đó phát triển mạnh mà cao trào là những năm 1980 khi phó Chủ tịch UBND TP là ông Trần Văn Danh – phụ trách xây dựng cơ bản, đã khởi xướng phong trào lập công viên, tôi cũng đề xuất ý tưởng “Công viên hoá nghĩa trang” – điều này được tôi học tập trong quá trình tu nghiệp tại Liên Xô cũ. Từ đó những công viên Lê Văn Tám, Lê Thị Riêng ra đời, những khu đất trống cũng được chuyển đổi thành công viên cây xanh như Hoàng Văn Thụ, 23.9, Phú Lâm, Đầm Sen, Văn Thánh, Kỳ Hoà. Bên cạnh đó, mở rộng diện tích các công viên Tao Đàn, Thảo Cầm Viên để trở thành những công viên hoàn chỉnh. Từ 50ha công viên ban đầu sau ngày Sài Gòn giải phóng, nay thành phố đã có hơn 200ha công viên.
Có thể nói, cấu trúc hạ tầng đô thị ở xứ nhiệt đới như TP.HCM không thể thiếu các mảng xanh được, đó là một bộ phận hợp thành cảnh quan thiên nhiên trong đô thị, cải thiện khí hậu và môi trường sống của con người. Tuy nhiên, với xu thế phát triển hạ tầng như hiện nay, nhiều mảng xanh ấy đang bị đe doạ, cây xanh không được quan tâm đúng mức như trước. Đất công viên bị xẻ dành cho việc nâng cấp đường xá, như trường hợp công viên Tao Đàn, công viên Hoàng Văn Thụ. Đất trong công viên bị xén làm nhà ở như công viên Gia Định, không ưu tiên vốn đầu tư khiến cho công viên 23.9 hơn 20 năm qua vẫn là một khu đất chưa được trả về đúng giá trị của nó. Với công viên Lê Văn Tám, ngày khánh thành công viên 1985, toàn bộ cây xanh cũ được giữ lại kết hợp trồng mới thêm, trong khi đó thành phố đang có dự án xây dựng bãi xe ngầm, và nếu công trình này thực hiện, tôi được biết sẽ có khoảng 3/4 cây xanh bị phá đi để nhường chỗ làm hạ tầng cho công trình. Việc phát triển công viên theo quy hoạch thực sự đang bị thách thức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét