Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Người Xây dưng Thuy Diện Tri An ( Là Ba tôi)


Anh hùng lao động xây dựng công trình thủy điện Trị An
Năm 1978 ông được giao nhiệm vụ Phó Chủ tịch UBND TPHCM. Trong lúc phân loại hồ sơ của chính quyền Sài Gòn cũ để lại, tình cờ ông phát hiện sơ đồ thiết kế công trình thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai và nhiều công trình thủy điện khác. ý nghĩ vụt lóe sáng trong ông…
Tại Hội nghị Thành ủy, ông mạnh dạn trình bày luận điểm của mình về việc khảo sát xây dựng công trình thủy điện Trị An. Đồng chí Võ Văn Kiệt – UV Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy ủng hộ. Không ai khác ngoài Ba Trần sẽ là người trực tiếp chỉ đạo công trình quan trọng này trên cương vị mới Thứ trưởng Bộ Điện lực, kiêm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Trị An.
Tính khẩn trương của công trình một lần nữa thách thức vị tướng tài ba: rà phá bom mìm trong vùng căn cứ chiến khu D, khảo sát địa chất, tiến hành thi công, hoàn chỉnh thiết kế kỹ thuật… Công trình thủy điện đầu tiên của miền Nam sau giải phóng với công suất thiết kế 400 mêga oát (400 MW – 4 tổ máy), sản lượng điện bình quân mỗi năm 1,7 tỷ KWh.
Để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình cần huy động mọi nguồn lực xã hội. “Tất cả vì Trị An”, “Tất cả vì dòng điện sáng ngày mai của Tổ quốc”. Hàng vạn lượt thanh niên, công nhân không quản đêm ngày cùng vị chỉ huy đã không những hoàn thành công trình đúng tiến độ mà còn tiết kiệm hơn 10 triệu USD, 3.000 tấn thép trả lại cho Liên Xô.
Tổng kinh phí xây dựng công trình 200 triệu USD, ngày 13/9/1989 tổ máy số 4 vận hành. Đã có ít nhất hai lần, bọn phản động âm mưu phá hoại công trình thủy điện nhưng với tinh thần cảnh giác cao và kinh nghiệm của một vị Tướng tình báo ông Ba Trần đã chỉ đạo các lực lượng công an, trinh sát, tình báo của ta phá âm mưu đen tối của kẻ địch.
Một ngày đẹp trời năm 1990, Thiếu tướng Trần Văn Danh được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Đồng chí Võ Văn Kiệt – khi ấy là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã nói về ông “Là người chỉ huy cương nghị, tổ chức và xây dựng thắng lợi công trình thủy điện Trị An lịch sử”. Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh viết trong thư chúc mừng: “Đồng chí Ba Danh là người tận tình phục vụ Tổ quốc, có tài năng trong đánh giặc, có tài năng trong xây dựng Tổ quốc XHCN...”.
Ông được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý như: Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất…
Thành phố đang chuẩn bị kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhưng Anh hùng Trần Văn Danh đã không kịp cùng người dân TP đón ngày vui… Ông đã trút hơi thở cuối cùng tại tư gia, đi trọn cuộc đời cách mạng vinh quang.
Trân Châu>> sao chep lai Trần Văn Thuần Thượng ta công An Nghỉ Hưu

Danh sách những Anh hùng đất Đồng Nai


Gồm những anh hùng tiêu biểu sau:

13. Anh hùng TRẦN VĂN DANH ( đây Là Ba tôi }

ANH HÙNG TRẦN VĂN DANH

Anh hùng Trần Văn Danh (tức Ba Trần) sinh năm 1923, dân tộc Kinh, quê ở huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, nguyên Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Trị An.

Năm 1945, Trần Văn Danh tham gia cách mạng. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trên nhiều cương vị công tác, đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trần Văn Danh luôn trăn trở trước tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn. Đồng chí đã đề ra phương án xây dựng nhà máy Thủy điện Trị An và được chấp nhận. Sau đó, Trần Văn Danh được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Điện lực, kiêm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình Thủy điện Trị An. Đây là công trình thủy diện có tác dụng to lớn trong việc phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế văn hóa và phục vụ đời sống nhân dân nhiều địa phương thuộc các tỉnh, thành phố phía Nam. Đồng chí đã dày công nghiên cứu, lặn lội khắp nơi vận động, tập hợp sức người, sức của trong nhân dân, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế nhất là Liên Xô cũ. Trần Văn Danh luôn thể hiện phẩm chất của người đảng viên Cộng sản lão thành, không quản ngại tuổi cao, sức yếu, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình công tác, gần gũi và cảm thông với mọi thành viên trên công trình, trở thành tấm gương cho mọi người học tập.
Đồng chí được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất. Ngày 30 tháng 10 năm 1990, Trần Văn Danh được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lao động.

Cac TL su doàn trong chiến dich Hồ chi Minh 1975

Các sư đoàn độc lập:
  • Sư đoàn đặc công 2 (chỉ cho Chiến dịch HCM): TL Thiếu tướng Trần văn Danh
  • Sư đoàn 711 QK5
  • Sư đoàn 4 QK9: TL Nguyễn Đình Chức
  • Sư đoàn phòng không 367: CW Phạm Liêm
  • Sư đoàn 3 QK5 (Sao vàng): TL Đại tá Huỳnh Đức Anh, CW Thượng tá Lâm Bá Khuê

Một thời không xa( Trần Văn Danh) cong vien Thao cầm Viên


iệc trồng cây xanh trong thành phố được thực hiện từ nửa cuối thế kỷ 19, vào năm 1865 khi ông J. B. L Pierre lập vườn bách thảo Sài Gòn và điều hành việc trồng cây trên đường phố. Hệ thống công viên cây xanh kể từ đó phát triển mạnh mà cao trào là những năm 1980 khi phó Chủ tịch UBND TP là ông Trần Văn Danh – phụ trách xây dựng cơ bản, đã khởi xướng phong trào lập công viên, tôi cũng đề xuất ý tưởng “Công viên hoá nghĩa trang” – điều này được tôi học tập trong quá trình tu nghiệp tại Liên Xô cũ. Từ đó những công viên Lê Văn Tám, Lê Thị Riêng ra đời, những khu đất trống cũng được chuyển đổi thành công viên cây xanh như Hoàng Văn Thụ, 23.9, Phú Lâm, Đầm Sen, Văn Thánh, Kỳ Hoà. Bên cạnh đó, mở rộng diện tích các công viên Tao Đàn, Thảo Cầm Viên để trở thành những công viên hoàn chỉnh. Từ 50ha công viên ban đầu sau ngày Sài Gòn giải phóng, nay thành phố đã có hơn 200ha công viên.
Có thể nói, cấu trúc hạ tầng đô thị ở xứ nhiệt đới như TP.HCM không thể thiếu các mảng xanh được, đó là một bộ phận hợp thành cảnh quan thiên nhiên trong đô thị, cải thiện khí hậu và môi trường sống của con người. Tuy nhiên, với xu thế phát triển hạ tầng như hiện nay, nhiều mảng xanh ấy đang bị đe doạ, cây xanh không được quan tâm đúng mức như trước. Đất công viên bị xẻ dành cho việc nâng cấp đường xá, như trường hợp công viên Tao Đàn, công viên Hoàng Văn Thụ. Đất trong công viên bị xén làm nhà ở như công viên Gia Định, không ưu tiên vốn đầu tư khiến cho công viên 23.9 hơn 20 năm qua vẫn là một khu đất chưa được trả về đúng giá trị của nó. Với công viên Lê Văn Tám, ngày khánh thành công viên 1985, toàn bộ cây xanh cũ được giữ lại kết hợp trồng mới thêm, trong khi đó thành phố đang có dự án xây dựng bãi xe ngầm, và nếu công trình này thực hiện, tôi được biết sẽ có khoảng 3/4 cây xanh bị phá đi để nhường chỗ làm hạ tầng cho công trình. Việc phát triển công viên theo quy hoạch thực sự đang bị thách thức.

ANH HÙNG TRẦN VĂN DANH




Anh hùng Trần Văn Danh (tức Ba Trần) sinh năm 1923, dân tộc Kinh, quê ở huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, nguyên Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Trị An.

Năm 1945, Trần Văn Danh tham gia cách mạng. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trên nhiều cương vị công tác, đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trần Văn Danh luôn trăn trở trước tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn. Đồng chí đã đề ra phương án xây dựng nhà máy Thủy điện Trị An và được chấp nhận. Sau đó, Trần Văn Danh được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Điện lực, kiêm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình Thủy điện Trị An. Đây là công trình thủy diện có tác dụng to lớn trong việc phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế văn hóa và phục vụ đời sống nhân dân nhiều địa phương thuộc các tỉnh, thành phố phía Nam. Đồng chí đã dày công nghiên cứu, lặn lội khắp nơi vận động, tập hợp sức người, sức của trong nhân dân, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế nhất là Liên Xô cũ. Trần Văn Danh luôn thể hiện phẩm chất của người đảng viên Cộng sản lão thành, không quản ngại tuổi cao, sức yếu, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình công tác, gần gũi và cảm thông với mọi thành viên trên công trình, trở thành tấm gương cho mọi người học tập.
Đồng chí được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất. Ngày 30 tháng 10 năm 1990, Trần Văn Danh được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lao động.

Phong Quân Ham tuong Trần Van Danh

Gần một giờ đêm 30/4/1975, ngay giữa Sài Gòn vừa giải phóng, ông Phạm Hùng – Bí thư Trung ương Cục miền Nam đã công bố quyết định của Đảng và Nhà nước trong trường hợp đặc biệt: Phong đồng chí Trần Văn Danh hàm Thiếu tướng, nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch ủy ban Quân quản thành phố về an ninh quốc phòng kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Sài Gòn – Gia Định”

Nhung Hinh Anh Tran Van Danh ( Ba tôi)

V




  1. 0

    Add a comment