Thiếu tướng Trần Văn Danh (1923-2005), Anh hùng lao động, nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh Sài Gòn-Gia Định, Ph ó Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố Hồ Chí Minh phụ trách An ninh Quốc phòng, Phó đoàn Chính phủ Cộng h òa miền Nam Việt Nam trong Ủy ban liên hiệp quân sự tại trại Đa-vít, Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự Quân giải phóng miền Nam Việt Nam kiêm Trưởng Ban tình báo chiến lược. Ngoài ra ông từng giữ các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Điện lực, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng Nhà máy Thủy điện Trị An. Huân chương Quân công h ạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nh VỀ TIỂU SỬ VA HOAT ĐÔNG CAC MANG
..
Thiếu tướng Trần Văn Danh tên thật là Trần Văn Bá, ông có bí danh là Ba Trần, Trần Quốc Minh quê tại Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Tuổi thơ và cách mạng
Mẹ ông (bà Trần Thị Thảnh) là người Bến Tre lên Sài Gòn làm cô mụ và gặp cha ông là con trai một ông Hương cả trong làng ở Hốc Môn. Ông nội ông là người sống rất nghiêm khắc, nên mẹ con ông phải đến sống ở một nơi khác.
Hàng ngày mẹ ông thức khuya dậy sớm trồng rau, nuôi heo rồi đi bán hàng rong mới kiếm đủ tiền nuôi sáu đứa con nhỏ, trong đó chỉ có một mình ông là con trai. Chị em ông ngày nào cũng phải vào rừng mót củi. Khi làm giấy khai sinh cho ông phải lấy họ mẹ, nên có tên là Trần Văn Ba. Hồi học lớp nhất ở thị trấn Hốc Môn, thấy ông tên Ba, thầy giáo ông mới nói: “Con tên Ba, mỗi lần kêu thầy phải nói “Ba ơi”, thôi, con đổi tên thành Bá cho dễ kêu! Thế là từ đó tên đi học của tôi là Trần Văn Bá!
Do chuyện lễ giáo mà mẹ con ông phải sống riêng nhưng bố ông rất thương các con và ông hay tìm cách đến thăm. Ông vốn là một cơ sở cách mạng nên khi Trần Văn Bá được 12 – 13 tuổi cha ông bắt đầu sai ông bí mật đi rải truyền đơn kêu gọi ủng hộ Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ở Hốc Môn thời bấy giờ phong trào cách mạng âm ỉ, sôi sục. Vừa 16 tuổi, Trần Văn Bá thi đậu vào trường Bá Nghệ – Sài Gòn (nay là trường kỹ thuật Cao Thắng). Thích nghề xây dựng, Bá mua sách Pháp về toán, lý, hóa tự học thêm. Để có tiền đi học ở Sài Gòn, ban ngày Bá lãnh vẽ các mẫu thiết kế xây dựng của các văn phòng kiến trúc sư, buổi tối lại làm thêm nghề cơ khí.
Một buổi chiều, vừa ăn cơm ở Chợ Quán đạp xe về nhà, ngang qua rạp hát Trần Văn Hảo (nay là rạp Công Nhân) cậu học trò trường Bá Nghệ Trần Văn Bá nhìn thấy một cảnh hết sức chướng tai gai mắt: bọn lính Nhật trần truồng như nhộng đang chen nhau tắm trước mặt bàn dân thiên hạ. Vừa bực mình vì cảnh sỉ nhục vừa phải xuống xe dắt bộ để tránh bọn lính Nhật đang tắm, Trần Văn Bá uất ức nói:
Nghe nói nước Nhật tự xưng là cường quốc, sao chẳng văn minh chút nào, tắm ở truồng.
Không ngờ một tên lính nghe được kêu Bá lại hỏi bằng một giọng tiếng Việt rất sõi:
Ê thằng nhỏ! Mày vừa nói gì đó?
Trần Văn Bá liền lặp lại cậu nói của mình. Nghe xong tên lính Nhật cười mỉa mai:
Tắm truồng không có gì xấu. Mất nước mới là nhục!
Bá giận đến tái mặt. Nhưng chính câu nói của tên lính Nhật đã làm cho cậu học trò Hốc Môn hiểu ra một lẽ: mất nước đúng là nỗi nhục lớn nhất!
Nhật đảo chính Pháp, trường Bá Nghệ bị đóng cửa, Bá đành phải quay về lại Hốc Môn. Năm 18 tuổi, chàng trai mang nỗi nhục mất nước lại còn phải bị bắt đóng thuế thân. Lòng căm thù bọn cướp nước cứ thế sôi sục trong huyết quản Trần Văn Bá. Vì vậy vào tháng 7 năm 1945, Bá tham gia vào tổ chức Thanh niên Cứu quốc đang còn hoạt động bí mật. Hưởng ứng cuộc Cách mạng Tháng Tám, Bá cùng lực lượng Thanh niên Cứu quốc đứng ra cướp chính quyền ở Hốc Môn rồi vận động quần chúng kéo về trung tâm thành phố Sài Gòn để biểu dương lực lượng.
9 năm kháng chiến
Sau đó Pháp tái chiếm Nam Bộ. Hốc Môn là cái “ổ Cộng sản” mà họ phải điều động quân đến để dẹp. Trước sự tấn công ác liệt của giặc Pháp, lực lượng cách mạng ở Hốc Môn được lệnh phải tạm thời phân tán. Trần Văn Bá liền gia nhập vào Đội trinh sát của Khu 7, và bắt đầu cuộc chiến đấu với giặc Pháp khắp chiến trường miền Đông Nam Bộ. Trong đó có địa bàn Sài Gòn – Chợ Lớn mà người chiến sĩ trinh sát vốn là cựu học sinh trường Bá Nghệ rành rẽ từng con hẻm, từng con rạch... Để nhớ đến tên mình là Trần Văn Ba và cũng là người con thứ ba trong gia đình, Bá lấy bí danh là Ba Trần.
Sau những chiến công hết sức táo bạo và dũng cảm, chiến sĩ trinh sát Ba Trần được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Ba Trần đề nghị được lấy tên Trần Văn Danh để ghi vào hồ sơ đảng tịch. Ba Trần hay cùng nhóm quân báo đi về Bửu Long một làng ven sông Đồng Nai sát thị xã Biên Hòa – là nơi đang bị quân Pháp tạm chiếm và đặt các cơ quan hành chánh, quân sự của chính quyền tay sai.
Nhờ gan dạ xông xáo khắp nơi và cũng được sự chở che, đùm bọc của đồng bào, năm 1949 Ba Trần được đề bạt làm Tham mưu phó kiêm Trưởng ban quân báo liên tỉnh Thủ – Biên. Ở cương vị này, Ba Trần lại càng phát huy khả năng đặc biệt của mình trong nhiệm vụ. Và vì vậy đến năm 1954, Ba Trần đã trở thành Phó Chính ủy kiêm Bí thư Trung đoàn ủy của một đơn vị bộ đội lừng lẫy những chiến công đánh Pháp ở miền Đông Nam Bộ: Trung đoàn 556. Nhưng cũng vào thời điểm này thì có lệnh “đình chiến” và Phó chính ủy Ba Trần được lệnh tập kết ra Bắc. Sau đó, Ba Trần được phong quân hàm thiếu tá.
Trần Văn Danh được học văn hóa trở lại. Và sau đó được chọn vào học trường An ninh. Đặc biệt là được đào tạo bài bản về công tác tình báo, mà người sĩ quan miền Nam này có khá nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Vượt Trường Sơn về Nam chiến đấu
Vào cuối năm 1960 Trần Văn Danh được lệnh vượt Trường Sơn để về miền Nam chiến đấu. Những ngày cuối cùng trước khi rời miền Nam, Trần Văn Danh cứ như bị thôi thúc bởi lời dặn dò của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn khi ông thăm đoàn cán bộ đang chuẩn bị về Nam: các đồng chí ra Bắc đã học tập tốt, nay nhanh chóng về Nam cùng các đồng chí trước đây ở lại tổ chức quần chúng nổi dậy, lôi kéo binh lính địch, chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Hiện nay chúng ta vẫn còn một cái nhục, là “nhục mất nước”.
Con đường trở lại chiến trường miền Nam cực khổ muôn vàn vì đây là đoàn tiền trạm, có lúc người chiến sĩ to lớn, vạm vỡ như Ba Trần còn bị viêm phổi nặng đến nỗi ông nghĩ mình khó lòng mà qua khỏi. Khi đến được vùng sông Re (thuộc tỉnh Quảng Nam bây giờ) đoàn cán bộ về Nam gần như chới với vì sốt rét, bệnh tật và... cái đói cứ đe dọa từng ngày.
Đoàn cán bộ quân sự đầu tiên từ miền Bắc về Nam tìm được đường vào căn cứ Trung ương Cục đều đã đói rách bệnh tật đến thảm hại. Thế nhưng ngay sau đó lại trở thành cái vốn quý để thành lập Ban Quân sự Miền do ông Trần Văn Quang (1917, Thượng tướng) được cử làm Trưởng ban. Ba Trần được phân công làm Trưởng ban tình báo chiến lược trực thuộc Ban Quân sự Miền.
Nhận nhiệm vụ, việc đầu tiên Ba Trần phải làm là bắt tay xây dựng lại ngành tình báo cách mạng bằng cách tuyển chọn cán bộ từ ban địch tình. Vì sau bảy năm từ khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, với chính sách tố Cộng vô cùng dã man, chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt giết, bỏ tù hàng loạt cán bộ làm cho lực lượng tình báo cách mạng gần như tan rã, tê liệt hoàn toàn. Mưu trí hơn, Ba Trần cho tổ chức điều nghiên và lợi dụng sự sơ hở của địch do mâu thuẫn nội bộ để giải cứu các cán bộ tình báo đang bị giam cầm rồi bố trí hoạt động trở lại. Sau đó, Ba Trần đã từng bước “cài” được các chiến sĩ tình báo vào các cơ quan đầu não của Mỹ, ngụy như: dinh Độc Lập (Phủ tổng thống ngụy), Tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, bộ tổng tham mưu quân lực Việt Nam Cộng hòa, cơ quan đặc ủy trung ương tình báo, bộ tư lệnh hải quân ngụy, bộ tư lệnh Đệ nhất Hạm đội Hoa Kỳ... Qua đó, Ban tình báo chiếm lược đã thu thập, khai thác được nhiều thông tin tối mật của địch kịp thời cung cấp, phục vụ cho việc chỉ đạo chiến tranh của Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền, Trung ương Cục và Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Vai trò chỉ đạo tình báo chiến lược của Ba Trần rất quan trọng. Căn cứ vào tình hình quân sự, từng thời kỳ, nhiều đồng chí thay đổi nhiệm vụ công tác, nhưng cương vị Trưởng ban tình báo chiến lược vẫn do Ba Trần đảm trách. Có lúc Ba Trần được đề bạt làm Phó tham mưu trưởng Ban Quân sự Miền, nhưng ông vẫn phải trực tiếp phụ trách tình báo, đặc công, biệt động.
Mặt trận ngoại giao trong hang ổ đầu não địch
Làm ra vẻ nghiêm chỉnh thực thi Hiệp định Pa-ri vừa mới ký kết, Mỹ, ngụy buộc lòng phải đón “phái đoàn Việt cộng” vào tận “thủ đô Sài Gòn” để tham gia vào Ban liên hiệp quân sự bốn bên.
Vào đầu tháng 1 năm 1973, tại Sở chỉ huy Miền, chính Ba Trần đã nhận được chỉ thị của Trung ương là cùng với ông Trần Văn Trà (1919-1996, Thượng tướng Trần Văn Trà)bàn bạc chọn nhân sự, phân nhiệm, chuẩn bị tài liệu, phương tiện thông tin liên lạc, dự kiến tình huống bất trắc... để về Sài Gòn tham gia vào Ban liên lạc quân sự bốn bên thực thi Hiệp định Pa-ri. Trong lúc trung tướng Trần Văn Trà túi bụi với những cuộc họp Bộ Chỉ huy Miền để bàn cách phối hợp đấu tranh giữa chiến trường và bàn hội nghị, thì Ba Trần cũng bận tối ngày để chỉ huy thực hiện mọi công việc cho chuyến vào Sài Gòn.
Theo như thỏa thuận, vào ngày 28 tháng 2 năm 1973, máy bay quân sự của Mỹ sẽ đáp xuống sân bay Thiện Ngôn để đón Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sân bay Thiện Ngôn nằm ở phía bắc Tây Ninh vốn là căn cứ quân sự của một chiến đoàn Mỹ vừa chuyển giao cho quân đội Sài Gòn đã bị bộ đội ta đánh chiếm vào năm 1972 trong chiến dịch Nguyễn Huệ.
Trưởng đoàn là trung tướng Trần Văn Trà, các phó trưởng đoàn gồm đại tá Võ Đông Giang (1923-1998, Thiếu tướng-Bộ trưởng Bộ Ngoại giao), đại tá Đặng Văn Thu (Thiếu tướng Đoàn Huyện), đại tá Trần Quốc Minh (Thiếu tướng Trần Văn Danh) cùng các ủy viên như Nguyễn Văn Sĩ, Nguyễn Văn Hoàn, Dương Đình Thảo, Nguyễn Văn Tòng, Nguyễn Văn Tư...
Có hai nhân vật khiến cho CIA và mật vụ Sài Gòn bất ngờ, điên tiết lên đó là Đại tá Trần Quốc Minh (Ba Trần) và Trung tá Nguyễn Hữu Trí từng nổi danh trong giới giang hồ với biệt danh “đại ca Tư Bốn” một thời, nay lại đeo lon Trung tá quân đội nhân dân Việt Nam.
Khu doanh trại David của không quân Mỹ nằm sát góc tây nam sân bay Tân Sơn Nhất được thiết lập thành hình chữ V gồm ba dãy nhà gỗ quây lại thành chữ U. Trong lòng có vài biệt thự với đường tráng nhựa chạy giữa các dãy nhà cùng sân quần vợt, bóng rổ, bóng chuyền... Vừa tiếp quản trại David, phái đoàn quân sự hai bên liền phân công nhau khẩn trương bắt tay vào việc đào hầm trú ẩn, công sự chiến đấu và cuốc đất trồng rau, tăng gia sản xuất...
Vừa triển khai phương án phòng thủ chiến lược ở trại David xong, linh cảm của một cán bộ tình báo lão luyện mách cho Ba Trần biết là bọn CIA đang ráo riết truy cứu lý lịch của ông và sớm muộn gì chúng cũng sẽ phát hiện lai lịch ông cùng với gia đình. Do đó Ba Trần liền bí mật báo cho vợ là bà Nguyễn Thị Hoa đang sống cùng bốn đứa con ở quê nhà Hốc Môn phải cấp tốc đi vào Khu. Đúng như dự đoán, bà Hoa cùng các con vừa chuyển đi đêm trước thì sáng hôm sau bọn mật vụ, cảnh sát chìm đã ập đến tận nhà.
Vị tướng trận mạc trong mùa Xuân đại thắng
Trong chiến dịch Phước Long chuẩn bị mở màn cuộc Tổng tiến công mùa xuân đại thắng 1975, Ba Trần được giao trực tiếp chỉ huy trận đánh chiếm núi Bà Đen, một trung tâm viễn thông chiến lược quốc tế, thu tin mã thám và là đài không lưu thông báo cho B52 cùng các loại chiến đấu cơ của địch bay đi oanh tạc ở miền Bắc và hai nước Cam-pu-chia, Lào trên bán đảo Đông Dương; cùng lúc thực hiện nhiệm vụ thứ hai là thu hút hỏa lực của lữ đoàn 81 biệt kích dù, các phi đội chiến đấu F5E của quân đoàn 3 ở Biên Hòa, sư đoàn 25 bộ binh ngụy...
Toàn bộ những hoạt động này nhằm phối hợp với cánh quân của ông Năm Ngà (Thượng tướng Nguyễn Minh Châu) đang đánh Tánh Linh – Võ Đắc kềm chế sư đoàn 18 bộ binh ngụy và ngăn chặn không cho các lực lượng của địch yểm trợ Phước Long. Phước Long chính là trận địa của Quân đoàn 4 do ông Năm Thạch (Thượng tướng Hoàng Cầm) chỉ huy.
Trước khi bước vào đợt hai mùa khô năm 1975 theo nhận định chung của Bộ tổng tư lệnh, tình hình quân địch ở chiến trường B2 đã có một số thay đổi. Cái đau nhất của Mỹ, ngụy là công việc bình định, mà chúng đã bỏ ra công sức và tiền của, đến lúc ấy đã bị thất bại nặng nề. Thất bại rõ nét nhất lại là ở đồng bằng sông Cửu Long nơi đông dân và giàu có mà chúng mong làm chỗ dựa cuối cùng. Sau khi đã cố sức mở các cuộc hành quân tái chiếm và giải tỏa trong tháng Giêng ở biên giới Kiếân Tường - Chợ Gạo - Mỹ Tho, Thầy Phó - Trà Vinh, Thới Bình - Cà Mau, khu vực Rạch Giá đi Hà Tiên mà không có kết quả, còn bị thiệt hại. Ở đồng bằng địch phải chuyển qua chuẩn bị để chống lại đợt tấn công mới của ta mà chúng dự đoán là vào trước dịp Tết âm lịch (khoảng 10 tháng 2). Ở miền Đông Nam Bộ chúng định tập trung quân cố đánh chiếm trở lại thị xã Phước Long bằng “Chiến dịch 271” nhưng không thành vì bị đánh khắp nơi, không tập trung được lực lượng đủ sức. Trước tình thế ấy, chúng xoay sang với nỗ lực rất cao để chiếm lại núi Bà Đen - một vị trí thiết yếu, không những phục vụ cho việc phòng thủ miền Đông Nam Bộ, Sài Gòn mà còn để bảo vệ cho Cam-pu-chia – Phnôm-pênh của chính quyền ngụy Lon-non nữa. Từ ngày 20 đến ngày 26 tháng Giêng, quân đoàn 3 ngụy có đại biểu của bộ tổng tham mưu tham dự đã sử dụng lực lượng của tiểu khu Tây Ninh và sư đoàn 25 với sự yểm trợ cao của pháo binh (bình quân bắn trên 6.000 quả/ngày) và phi cơ (84 lần chiếc/ngày), đánh phá vào khu vực núi hết sức ác liệt. Chúng đã dùng 29 trực thăng đổ quân nhiều đợt cố chiếm lại cứ điểm trên đỉnh núi nhưng đều bị ta đánh trả quyết liệt, bị thiệt hại nhiều sinh lực, mất nhiều phi cơ và trực thăng. Không những thế, qua theo dõi tin tình báo và lực lượng trinh sát mặt đất nắm được: để chuẩn bị đánh chiếm núi Bà Đen, Mỹ-ngụy còn tập kết một số máy bay trực thăng cùng với xung lực ở Bản Kéo cách đó không xa để chở quân đổ bộ. Chớp thời cơ, đêm 25 tháng Giêng năm 1975 (nghĩa là trước chưa tới một ngày địch khởi sự), Trần Văn Danh đã kịp thời chỉ đạo tập trung hai khẩu pháo 105 ly và sáu khẩu cối 61ly. Vào lúc 03 giờ sáng dồn dập nã đạn vào bãi để máy bay của đối phương. Bị giáng trả bất ngờ, địch không kịp trở tay đối phó. Phần lớn máy bay bị phá hủy và nhiều quân lính bị đền tội. Qua hai đợt tấn công cả phía sau và phía trước của ta, kết cục địch đành nhận thất bại cay đắng, lui về phòng thủ Tây Ninh.
Thắng lợi rất có ý nghĩa của mặt trận tấn công chiếm vị trí núi Bà Đen và giữ vững vị trí trước sự phản kích quyết liệt của địch là một chiến công hết sức rực rỡ của một đơn vị nhỏ mà tinh nhuệ của ta. (Thượng tướng Trần Văn Trà)
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với kế hoạch giải phóng Sài Gòn được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua ngày 24/4/1975 Ba Trần có nhiệm vụ chỉ huy lực lượng đặc công, biệt động bí mật chiếm giữ trước và bảo vệ an toàn 16 cây cầu dẫn vào Sài Gòn để mở đường cho đại quân ta tiến vào trung tâm thành phố và ngăn chặn không cho địch phá hoại những mục tiêu quan trọng như: Đài phát thanh, kho xăng, nhà máy điện, nhà máy cấp nước, kho tàng, hồ sơ lưu trữ.
Các chiến sĩ tình báo, đặc công, biệt động thành dưới sự chỉ huy của Ba Trần đã anh dũng, mưu trí, táo bạo làm chủ và bảo vệ an toàn các mục tiêu. Nhiều chiến sĩ biệt động, đặc công đã ngã xuống bảo vệ cầu Rạch Chiếc, Sài Gòn, Bình Lợi, Bình Triệu, Bình Điền… trước giờ giải phóng Sài Gòn…
Gần một giờ đêm 30/4/1975, ngay giữa Sài Gòn vừa giải phóng, ông Phạm Hùng – Bí thư Trung ương Cục miền Nam đã công bố quyết định của Đảng và Nhà nước trong trường hợp đặc biệt: Phong đồng chí Trần Văn Danh hàm Thiếu tướng, nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch ủy ban Quân quản thành phố về an ninh quốc phòng kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Sài Gòn – Gia Định”
Vị tổng quản Thủy điện Trị An
Năm 1978, sau khi thôi giữ chức Tư lệnh lực lượng vũ trang thành phố, ông sang làm Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Là một nhà tình báo, ông luôn coi trọng mọi hồ sơ tài liệu. Trên cương vị của mình, nhân lúc phân loại các hồ sơ mật của chính quyền Sài Gòn để lại. Qua nghiên cứu phân tích nhiều loại, nào là quân sự, kinh tế, chiến tranh tâm lý, may mắn thay, trong số đó ông bắt gặp sơ đồ thiết kế công trình thủy điện Trị An. Chưa biết trong ấy họ nói những gì chi tiết nhưng chắc chắn đó là điều mà xã hội đòi hỏi cấp thiết.
Tuy nhiên, bởi quy mô công trình nó lớn quá, nếu đầu tư công, của không đơn giản chút nào. Trong khi đó tình hình đất nước còn cực kỳ khó khăn, vả lại ông vốn là một người lính chủ yếu quen với trận mạc. Khả năng kiến thức về xây dựng công trình tầm cỡ quốc gia như thế đòi hỏi kỹ năng khoa học cao mới đủ lý luận và thực tiễn để thuyết phục...
Tuy nhiên trong một hội nghị Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 4 khóa 3 năm 1984, ông trình bày luận điểm của mình với cơ quan lãnh đạo cao nhất của thành phố. Tuy nhiên cũng có những ý kiến tranh luận qua lại, phân tích để thêm sáng tỏ. Song, cơ bản nhất trí rất cao. Đặc biệt ông Võ Văn Kiệt, trên cương vị là Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy tỏ vẻ rất phấn chấn.
Sau chuyến ra Hà Nội của đồng chí Bí thư Thành ủy, Trung ương và Chính phủ đã đồng ý căn bản đề nghị của thành phố Hồ Chí Minh. Và chính ông được ông Võ Văn Kiệt đề nghị giữ vai trò chỉ đạo công trình và đề đạt lên Trung ương. Và sau đó ít lâu, ông được Trung ương, Chính phủ điều động sang làm Thứ trưởng Bộ Năng lượng kiêm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Trị An.
Tính khẩn trương của công trình một lần nữa thách thức vị tướng tài ba: rà phá bom mìm trong vùng căn cứ chiến khu D, khảo sát địa chất, tiến hành thi công, hoàn chỉnh thiết kế kỹ thuật… Công trình thủy điện đầu tiên của miền Nam sau giải phóng với công suất thiết kế 400 mêga oát (400 MW – 4 tổ máy), sản lượng điện bình quân mỗi năm 1,7 tỷ KWh.
Để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình cần huy động mọi nguồn lực xã hội. “Tất cả vì Trị An”, “Tất cả vì dòng điện sáng ngày mai của Tổ quốc”. Hàng vạn lượt thanh niên, công nhân không quản đêm ngày cùng vị chỉ huy đã không những hoàn thành công trình đúng tiến độ mà còn tiết kiệm hơn 10 triệu USD, 3.000 tấn thép trả lại cho Liên Xô.
Tổng kinh phí xây dựng công trình 200 triệu USD, ngày 13/9/1989 tổ máy số 4 vận hành. Đã có ít nhất hai lần, bọn phản động âm mưu phá hoại công trình thủy điện nhưng với tinh thần cảnh giác cao và kinh nghiệm của một vị Tướng tình báo ông Ba Trần đã chỉ đạo các lực lượng công an, trinh sát, tình báo của ta phá âm mưu đen tối của kẻ địch.
Qua gần 12 năm công trình đi vào hoạt động, đã tạo ra một hiệu quả vô cùng to lớn cả về kinh tế, xã hội… cho hàng chục triệu con người. Đặc biệt, tăng sản lượng điện đáp ứng cho các khu công nghiệp ở các tỉnh thành phố miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long tăng thêm hấp dẫn mời gọi đầu tư nước ngoài vào làm ăn với ta, thu hút hàng triệu lao động có công ăn việc làm ổn định cuộc sống. Ánh điện đã về tới những bản làng hẻo lánh xa xôi, làm cho bộ mặt nông thôn vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và căn cứ kháng chiến thay đổi rõ.
Năm 1945, Thiếu tướng Anh hùng lao động Trần Văn Danh tham gia cách mạng. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trên nhiều cương vị công tác, ông luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trần Văn Danh luôn trăn trở trước tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn. Ông đã đề ra phương án xây dựng nhà máy Thủy điện Trị An và được chấp nhận. Sau đó, Trần Văn Danh được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Điện lực, kiêm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình Thủy điện Trị An. Đây là công trình thủy diện có tác dụng to lớn trong việc phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế văn hóa và phục vụ đời sống nhân dân nhiều địa phương thuộc các tỉnh, thành phố phía Nam. Ông đã dày công nghiên cứu, lặn lội khắp nơi vận động, tập hợp sức người, sức của trong nhân dân, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế nhất là Liên Xô cũ. Trần Văn Danh luôn thể hiện phẩm chất của người đảng viên Cộng sản lão thành, không quản ngại tuổi cao, sức yếu, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình công tác, gần gũi và cảm thông với mọi thành viên trên công trình, trở thành tấm gương cho mọi người học tập.
‘’Đồng chí Ba Danh là người bạn tận tình phục vụ Tổ quốc, có tài năng trong đánh giặc và có tài năng trong xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý’’ (Đại tướng-Bộ trưởng Lê Đức Anh viết khi ông được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lao động)
“người chỉ huy cương nghị, tổ chức và xây dựng thắng lợi công trình thủy điện Trị An lịch sử” (nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt)
“Đồng chí Trần Văn Danh luôn nêu cao phẩm chất của người đảng viên cộng sản, không quản tuổi cao sức yếu, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình hăng say công tác, gần gũi và cảm thông với mọi thành viên trên công trình, trở thành tấm gương sáng cho mọi người học tập” (trích Bản tuyên dương Anh hùng lao động)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét