Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Những điều cấm kỵ khi ăn cà chua


Màu đỏ của cà chua cho thấy hàm lượng vitamin A trong cà chua rất cao, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về vitamin A, vitamin B6, vitamin C. Ngoài các vitamin B1, B2, cà chua còn rất giàu các chất vi lượng như canxi, sắt, kali, phospho, magiê, nickel, cobalt, iod, các axid hữu cơ dưới dạng muối citrat, malat... Chính nhờ các yếu tố ấy mà cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Sắc tố lycopen có trong cà chua, đặc biệt là ở vỏ, cùng với beta-caroten được xem là những chất chống ôxy hóa mạnh, vừa ngăn chặn tế bào ung thư, vừa chống sự hình thành của các cục máu đông trong thành mạch máu. Lycopen còn có tác dụng chống thoái hóa hoàng điểm, từ đó làm giảm mù lòa.
Cà chua là một loại rau rất bổ dưỡng và lành mạnh, có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa và điều trị bệnh suy nhược, chống chống nhiễm trùng. Nhưng không phải cứ ăn cà chua là sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Dưới đây là 5 lưu ý khi ăn cà chua:
Thứ nhất, không ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc
Tại sao không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc? Lý do là bởi vì dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.
Thứ hai, không nên ăn cà chua khi bạn uống thuốc chống đông máu
Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.
Nếu bạn đang uống thuốc chống đông máu thì không nên ăn cà chua (Ảnh minh họa)
Thứ ba, không nên ăn cà chua khi đói
Cà chua có chứa một lượng lớn các chất làm se da hòa tan, sẽ phản ứng với axit dạ dày và đông vào cục u không hòa tan. Những khối u này có thể ngăn chặn các môn vị của dạ dày, dẫn đến đau bụng và khó chịu.
Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Khi ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến khó chịu. Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc. Do vậy, tuyệt đối không nên ăn cà chua lúc đang đói.
Thứ tư, không ăn cà chua xanh chưa chín
Cà chua xanh, chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố alkaloid . Khi tiêu thụ nhiều sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Các chất độc hại trong cà chua có tên là alkaloid sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Do vậy, bạn tuyệt đối không nên ăn cà chua xanh, chưa chín.
Thứ năm, không ăn cà chua nấu kỹ
Nếu cà chua đã được nấu chín trong một thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị ban đầu của nó sẽ bị mất. Ngoài ra, nếu bạn ăn cà chua đã bị mất hết chất dinh dưỡng, có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, đó là rất nguy hiểm đối với cơ thể con người.
Cà chua là một loại rau bổ dưỡng, có chứa lycopene, vitamin C...Do vậy, nếu bạn chú ý và tránh các điều cấm ký trên khi ăn cà chua nó sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe của bạn.
Theo Phạm Minh (VnMedia)

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Củ Tỏi điều trị huyêt ap và tim mach


Tỏi, một số hiệu quả kỳ diệu và những điều cần lưu ý

Lương y VÕ HÀ
Trong những thập niên gần đây, khi tỷ lệ bệnh tim mạch gia tăng nhiều ở các nước phát triển, tỏi đã được xem là một loại thực phẩm chức năng có gía trị hàng đầu trong việc chống oxy hoá, bảo vệ màng tế bào, giảm cholesterol, giảm huyết áp dể phòng chống các loại bệnh tim mạch.
Tỏi là một gia vị thông dụng của mọi gia đình.  Từ thời cổ đại ở Ai Cập, người ta đã biết dùng tỏi để làm thuốc sát trùng trong các loại bệnh hen suyển, viêm phổi, nhiễm trùng đường ruột. Kinh nghiệm dân gian nhiều nơi cũng biết dùng  tỏi để sát trùng ngoài da, chữa bò cạp, rết cắn, chữa mụn cóc, hạt cơm mọc trên da.   Trong những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của 2 loại bệnh tim mạch và ung thư, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến tác dụng chống oxy hoá, chống đột biến tế bào, hạ độ mỡ trong máu và làm giảm nguy cơ máu đông của một số hoạt chất trong tỏi.

Thành phần, dược tính.

Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfide và ajoene.   Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi.  Allicin không hiện diện trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất aliin có sẳn trong tỏi biến thành allicin. Do đó,càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao.  Một ký tỏi có thể cho ra từ 1 đến 2 gam allicin.  Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất ra.  Càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính.  Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất nầy.  Đun qua lò vi sóng sẽ phá huỷ hoàn toàn chất allicin. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng gram âm và gram dương[i] như saphylococcus, streptococcus, samonella, V. cholerae, B. dysenteriae, mycobacterium tuberculosis. Tỏi cũng ức chế sự phát triển của nhiều loại siêu vi như siêu vi trái ra, bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ như candida.
Liallyl sulfide không mạnh bằng allicin[ii].  Tuy nhiên, sulfide không hư hoại nhanh như allicin và vẫn giữ được dược tính khi nấu.  Giống như allicin, càng giã nhỏ càng sinh ra nhiều sulfide, nếu nấu nguyên củ tỏi sẽ không có hiệu lực. Tỏi không chỉ có tác dụng kháng sinh, tác dụng trên hệ tim mạch mà còn có hiệu lực trên tế bào ung thư.  Những nghiên cứu của Trung Quốc và Ý được phổ biến trong tạp chí British Journal of Cancer số tháng 3/1993 cũng cho biết tỏi có nhiều hoạt chất có thể ngăn chận sự phát triển của nhiều loại khối u ung thư. Theo các nhà khoa học trường Đại học Pensylvania khả năng ngăn chận khối u ung thư của tỏi liên quan đến các hợp chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide  và diallyl trisulfide. Một hoạt chất khác ít được nhắc đến là ajoene.  Ajoene cũng có tác dụng làm giảm độ dính  của máu.  Ngoài ra, tỏi còn có hàm lượng khoàng chất selenium, một chất chống oxy hoá mạnh làm tăng khả năng bảo vệ màng tế bào, phòng chống ung thư và bệnh tim mạch của tỏi.
Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào 2 kinh Can, Vị.  Tỏi có tác dụng thông khiếu, giải phong, sát trùng, giải độc, tiêu nhọt, hạch. 
Tỏi và bệnh tim mạch.
 Một công trình nghiên cứu về tỏi đã từng được phổ biến  trên tạp chí Praxis ở châu Âu. Bác sĩ Piotrowski thuộc trường Đại học Geniva qua nghiên cứu[iii] trên 100 bệnh nhân cao huyết áp đã cho biết huyết áp trên các đối tượng nầy bắt đầu hạ sau 1 tuần được điều trị với dầu tỏi.Liều dùng giảm dần xuống trong 2 tuần kế tiếp, theo sau là liều duy trì.
Một bài viết khác trên tạp chí Lancet (31.5.1975) của Tiến sĩ R.C. Jain, M.D. thuộc trường Đại học Benghzi, Lybya cũng đề cập đến một nghiên cứu về tác dụng hạ mỡ máu của tỏi được kiểm chứng trên những con thỏ thí nghiệm.  Một nhóm thỏ được nuối bằng chế độ ăn nhiều mỡ để mức cholesterol toàn phần tăng vọt đến 2.100.  Một nhóm thỏ khác ăn cùng loại thức ăn trên nhưng được bổ sung thêm chất trích xuất từ tỏi thì mức cholesterol trung bình chỉ khoảng 419. Những nhà khoa học cho rằng độ cholesterol nầy vẫn còn cao so với bình thường.  Tuy nhiên hiệu quả cải thiện mỡ trong máu của tỏi là rất rõ ràng.  Bác sĩ Jain cũng cho biết những mãng xơ vữa trong những con thỏ được dùng tỏi không nghiêm trọng như ở những con thỏ không dùng tỏi.
Một nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học Ấn độ trên những đối tượng khoẻ mạnh được cho dùng khoảng 2 ounce (khoảng 57g) tỏi hoặc lượng chất chiết xuất tỏi tương đương thì độ cholesterol giảm trung bình từ 229 xuống còn 213 trong vòng 3 giờ đồng hồ.  Ở một nghiên cứu khác, một số đàn ông bị áp huyết cao trung bình được dùng những viên tỏi.  Kết quả cho thấy những người nầy không chỉ hạ được độ cholesterol mà  còn hạ được áp huyết trong vòng từ 10 đến 40 ngày.  Một báo cáo của các nhà khoa học trường Đại học Newyork cũng cho biết những người ăn hàng ngày từ ½ đến 1 củ tỏi trong vòng từ 8 đến 24 tuần có thể hạ độ cholesterol xuống khoảng 9%.
Cơ chế tác dụng của tỏi trên hệ tim mạch.  Tỏi làm hạ cholesterol bằng cách gia tăng sự đào thải cholesterol và làm giảm sự hấp thụ cholesterol xấu qua màng ruột qua đó làm giảm độ lipid trong máu.  Hoạt chất của tỏi có tính chất  gần giống như nội tiết tố prostaglandin  PGI2 vừa nở mạch vừa ngăn chận quá trình kết tập tiểu cầu nên có tác dụng  hạ cao huyết áp.  Chất ajoene trong tỏi cũng làm giảm nồng độ fibrinogen trong máu giúp giảm nguy cơ nghẽn mạch.  Trong các loại bệnh xơ vữa động mạch, các gốc tự do làm gia tăng sự oxy hoá những  tế bào  LDL ở thành mạch máu tạo thành mãng bám gây cứng động mạch và làm hẹp lòng mạch. Tỏi là một loại gia vị có những chất chống oxy hoá mạnh nhất trong số các gia vị thông thường, có thể ngăn chận quá trình nầy.
Rượu tỏi giảm mỡ máu, hạ cao huyết áp.  Tỏi là một vị thuốc có tính nóng.  Có một số trường hợp dùng rượu tỏi chữa cao huyết áp sau khi giảm một thời gian huyết áp đã lại cao trở lại.  Do đó, việc dùng lâu dài cần phải  phải linh động gia giảm tuỳ theo cơ địa hàn nhiệt và điều kiện của mỗi người.  Sau khoảng 2 hay 3 tuần, người bệnh phải giảm dần liều dùng và lưu ý dùng liều thấp hơn đủ để duy trì hiệu quả điều trị.  Ngoài ra, việc điều trị cao huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch  cần được phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ, ít chất béo bão hoà trong các loại thịt động vật và tăng cường vận động chớ không nên chỉ dựa vào tỏi.  Sau đây là một công thức ngâm rượu tỏi để chữa cao huyết áp hoặc làm hạ độ cholesterol trong máu.  Dùng 300g tỏi.  Sau khi bóc võ và xắt lát mỏng, ngâm tỏi trong 600g rượu trắng khoảng 40o.  Sau 2 tuần chắt rượu ra để dùng.  Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần từ 15 đến 20 giọt.  Sau khi dùng khoảng 2 hoặc 3 tuần nên theo dõi huyết áp để giảm dần liều dùng xuống liều duy trì.

 Sau đây là một vài cách sử dụng tỏi thông thường.

Phòng và trị cúm. Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần. 
Rửa vết thương, chỗ lở loét.. Pha loãng 1 phần dịch tỏi và 10 phần nước cất, thêm 2% cồn để bảo quản. Kinh nghiệm của bác sĩ Taghiep (Nga) cho biết dùng nước tỏi chữa nhiễm trùng do bỏng sau 12,5 ngày thì lành trong khi điều trị với penicillin và sulfamid phải mất 14,5 ngày. 
Chữa đau răng.  Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng 10 phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều chung quanh chỗ đau.
Chữa mụn cóc, chai chân.  Giã nát 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và để qua đêm.
Chữa viêm họng.  Giã nát 2 tép tỏi, trộn 1 phần tỏi và 3 phần hành lá, buộc vào huyệt Hợp cốc ở bàn tay.  Để qua đêm.  Dịch tỏi sẽ thấm qua da và kích thích mạnh vào huyệt có tác dụng “tả”để chữa viêm họng. Hành lá có tác dụng làm giảm độ nóng để tránh phồng da.  (Úp bàn tay xuống, xoè rộng 2 ngón tay trỏ và ngón tay cái, huyệt hợp cốc nằm trên mặt lưng của bàn tay, ở chỗ lõm giữa 2 xương ngón tay cái và ngón tay trỏ.)
Kiện Tỳ, bổ khí, sinh tinh, chữa áp huyết thấp. Gà hấp cách thuỷ với tỏi. Dùng 1 con gà khoảng nửa ký, 40g tỏi thái mỏng, nửa chén rượu vang, gia vị vừa đủ.  Gà làm sạch, bỏ lông và nội tạng.  Hấp cách thuỷ, ăn trong ngày.  Không dùng cho người thể tạng nhiệt, nóng sốt hoặc đang bị các chứng viêm nhiễm đang phát triển.
Lưu ý. Do có tính nóng và tác dụng hành khí mạnh, cẩn thận khi  dùng tỏi cho người đang có thai, đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang.  Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người.  Ngoài ra, người sắp được phẫu thuật không nên dùng tỏi vì tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu.  Một nghiên cứu còn cho biết dùng tỏi có thể gây phản ứng phụ nguy hiểm đối với những người đang điều trị HIV/AIDS[iv].

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Người Xây dưng Thuy Diện Tri An ( Là Ba tôi)


Anh hùng lao động xây dựng công trình thủy điện Trị An
Năm 1978 ông được giao nhiệm vụ Phó Chủ tịch UBND TPHCM. Trong lúc phân loại hồ sơ của chính quyền Sài Gòn cũ để lại, tình cờ ông phát hiện sơ đồ thiết kế công trình thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai và nhiều công trình thủy điện khác. ý nghĩ vụt lóe sáng trong ông…
Tại Hội nghị Thành ủy, ông mạnh dạn trình bày luận điểm của mình về việc khảo sát xây dựng công trình thủy điện Trị An. Đồng chí Võ Văn Kiệt – UV Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy ủng hộ. Không ai khác ngoài Ba Trần sẽ là người trực tiếp chỉ đạo công trình quan trọng này trên cương vị mới Thứ trưởng Bộ Điện lực, kiêm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Trị An.
Tính khẩn trương của công trình một lần nữa thách thức vị tướng tài ba: rà phá bom mìm trong vùng căn cứ chiến khu D, khảo sát địa chất, tiến hành thi công, hoàn chỉnh thiết kế kỹ thuật… Công trình thủy điện đầu tiên của miền Nam sau giải phóng với công suất thiết kế 400 mêga oát (400 MW – 4 tổ máy), sản lượng điện bình quân mỗi năm 1,7 tỷ KWh.
Để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình cần huy động mọi nguồn lực xã hội. “Tất cả vì Trị An”, “Tất cả vì dòng điện sáng ngày mai của Tổ quốc”. Hàng vạn lượt thanh niên, công nhân không quản đêm ngày cùng vị chỉ huy đã không những hoàn thành công trình đúng tiến độ mà còn tiết kiệm hơn 10 triệu USD, 3.000 tấn thép trả lại cho Liên Xô.
Tổng kinh phí xây dựng công trình 200 triệu USD, ngày 13/9/1989 tổ máy số 4 vận hành. Đã có ít nhất hai lần, bọn phản động âm mưu phá hoại công trình thủy điện nhưng với tinh thần cảnh giác cao và kinh nghiệm của một vị Tướng tình báo ông Ba Trần đã chỉ đạo các lực lượng công an, trinh sát, tình báo của ta phá âm mưu đen tối của kẻ địch.
Một ngày đẹp trời năm 1990, Thiếu tướng Trần Văn Danh được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Đồng chí Võ Văn Kiệt – khi ấy là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã nói về ông “Là người chỉ huy cương nghị, tổ chức và xây dựng thắng lợi công trình thủy điện Trị An lịch sử”. Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh viết trong thư chúc mừng: “Đồng chí Ba Danh là người tận tình phục vụ Tổ quốc, có tài năng trong đánh giặc, có tài năng trong xây dựng Tổ quốc XHCN...”.
Ông được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý như: Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất…
Thành phố đang chuẩn bị kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhưng Anh hùng Trần Văn Danh đã không kịp cùng người dân TP đón ngày vui… Ông đã trút hơi thở cuối cùng tại tư gia, đi trọn cuộc đời cách mạng vinh quang.
Trân Châu>> sao chep lai Trần Văn Thuần Thượng ta công An Nghỉ Hưu

Danh sách những Anh hùng đất Đồng Nai


Gồm những anh hùng tiêu biểu sau:

13. Anh hùng TRẦN VĂN DANH ( đây Là Ba tôi }

ANH HÙNG TRẦN VĂN DANH

Anh hùng Trần Văn Danh (tức Ba Trần) sinh năm 1923, dân tộc Kinh, quê ở huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, nguyên Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Trị An.

Năm 1945, Trần Văn Danh tham gia cách mạng. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trên nhiều cương vị công tác, đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trần Văn Danh luôn trăn trở trước tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn. Đồng chí đã đề ra phương án xây dựng nhà máy Thủy điện Trị An và được chấp nhận. Sau đó, Trần Văn Danh được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Điện lực, kiêm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình Thủy điện Trị An. Đây là công trình thủy diện có tác dụng to lớn trong việc phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế văn hóa và phục vụ đời sống nhân dân nhiều địa phương thuộc các tỉnh, thành phố phía Nam. Đồng chí đã dày công nghiên cứu, lặn lội khắp nơi vận động, tập hợp sức người, sức của trong nhân dân, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế nhất là Liên Xô cũ. Trần Văn Danh luôn thể hiện phẩm chất của người đảng viên Cộng sản lão thành, không quản ngại tuổi cao, sức yếu, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình công tác, gần gũi và cảm thông với mọi thành viên trên công trình, trở thành tấm gương cho mọi người học tập.
Đồng chí được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất. Ngày 30 tháng 10 năm 1990, Trần Văn Danh được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lao động.

Cac TL su doàn trong chiến dich Hồ chi Minh 1975

Các sư đoàn độc lập:
  • Sư đoàn đặc công 2 (chỉ cho Chiến dịch HCM): TL Thiếu tướng Trần văn Danh
  • Sư đoàn 711 QK5
  • Sư đoàn 4 QK9: TL Nguyễn Đình Chức
  • Sư đoàn phòng không 367: CW Phạm Liêm
  • Sư đoàn 3 QK5 (Sao vàng): TL Đại tá Huỳnh Đức Anh, CW Thượng tá Lâm Bá Khuê

Một thời không xa( Trần Văn Danh) cong vien Thao cầm Viên


iệc trồng cây xanh trong thành phố được thực hiện từ nửa cuối thế kỷ 19, vào năm 1865 khi ông J. B. L Pierre lập vườn bách thảo Sài Gòn và điều hành việc trồng cây trên đường phố. Hệ thống công viên cây xanh kể từ đó phát triển mạnh mà cao trào là những năm 1980 khi phó Chủ tịch UBND TP là ông Trần Văn Danh – phụ trách xây dựng cơ bản, đã khởi xướng phong trào lập công viên, tôi cũng đề xuất ý tưởng “Công viên hoá nghĩa trang” – điều này được tôi học tập trong quá trình tu nghiệp tại Liên Xô cũ. Từ đó những công viên Lê Văn Tám, Lê Thị Riêng ra đời, những khu đất trống cũng được chuyển đổi thành công viên cây xanh như Hoàng Văn Thụ, 23.9, Phú Lâm, Đầm Sen, Văn Thánh, Kỳ Hoà. Bên cạnh đó, mở rộng diện tích các công viên Tao Đàn, Thảo Cầm Viên để trở thành những công viên hoàn chỉnh. Từ 50ha công viên ban đầu sau ngày Sài Gòn giải phóng, nay thành phố đã có hơn 200ha công viên.
Có thể nói, cấu trúc hạ tầng đô thị ở xứ nhiệt đới như TP.HCM không thể thiếu các mảng xanh được, đó là một bộ phận hợp thành cảnh quan thiên nhiên trong đô thị, cải thiện khí hậu và môi trường sống của con người. Tuy nhiên, với xu thế phát triển hạ tầng như hiện nay, nhiều mảng xanh ấy đang bị đe doạ, cây xanh không được quan tâm đúng mức như trước. Đất công viên bị xẻ dành cho việc nâng cấp đường xá, như trường hợp công viên Tao Đàn, công viên Hoàng Văn Thụ. Đất trong công viên bị xén làm nhà ở như công viên Gia Định, không ưu tiên vốn đầu tư khiến cho công viên 23.9 hơn 20 năm qua vẫn là một khu đất chưa được trả về đúng giá trị của nó. Với công viên Lê Văn Tám, ngày khánh thành công viên 1985, toàn bộ cây xanh cũ được giữ lại kết hợp trồng mới thêm, trong khi đó thành phố đang có dự án xây dựng bãi xe ngầm, và nếu công trình này thực hiện, tôi được biết sẽ có khoảng 3/4 cây xanh bị phá đi để nhường chỗ làm hạ tầng cho công trình. Việc phát triển công viên theo quy hoạch thực sự đang bị thách thức.

ANH HÙNG TRẦN VĂN DANH




Anh hùng Trần Văn Danh (tức Ba Trần) sinh năm 1923, dân tộc Kinh, quê ở huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, nguyên Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Trị An.

Năm 1945, Trần Văn Danh tham gia cách mạng. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trên nhiều cương vị công tác, đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trần Văn Danh luôn trăn trở trước tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn. Đồng chí đã đề ra phương án xây dựng nhà máy Thủy điện Trị An và được chấp nhận. Sau đó, Trần Văn Danh được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Điện lực, kiêm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình Thủy điện Trị An. Đây là công trình thủy diện có tác dụng to lớn trong việc phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế văn hóa và phục vụ đời sống nhân dân nhiều địa phương thuộc các tỉnh, thành phố phía Nam. Đồng chí đã dày công nghiên cứu, lặn lội khắp nơi vận động, tập hợp sức người, sức của trong nhân dân, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế nhất là Liên Xô cũ. Trần Văn Danh luôn thể hiện phẩm chất của người đảng viên Cộng sản lão thành, không quản ngại tuổi cao, sức yếu, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình công tác, gần gũi và cảm thông với mọi thành viên trên công trình, trở thành tấm gương cho mọi người học tập.
Đồng chí được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất. Ngày 30 tháng 10 năm 1990, Trần Văn Danh được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lao động.